Tiếng Việt
White Paper

Sản xuất API trong các quá trình hóa học khắc nghiệt

White Paper

Trang trắng về lợi ích của công nghệ cảm biến kỹ thuật số trong ngành dược phẩm

Sản xuất API
Sản xuất API

Việc duy trì năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời cải thiện an toàn trong quá trình sản xuất và kiểm soát chi phí vận hành luôn là một thách thức đối với ngành dược phẩm.

Các điều kiện vận hành thường gặp trong sản xuất API hóa học thường rất khắc nghiệt, gây rủi ro cho an toàn của người vận hành và ảnh hưởng đến thiết bị sản xuất. Đối với cảm biến pH in-line, các quá trình sản xuất khắc nghiệt có thể dẫn đến nhiễm bẩn hệ thống tham chiếu cảm biến và/hoặc tắc nghẽn màng ngăn của cảm biến. Hậu quả là các phép đo không còn chính xác và chậm chạp mà có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Bắt buộc phải bảo trì thường xuyên để giữ cho cảm biến sạch sẽ và trong trạng thái hiệu chuẩn chính xác. Nhưng bảo trì có thể khiến kỹ thuật viên chịu nhiều rủi ro khi tiếp xúc với các điều kiện nguy hiểm, cũng như tốn thời gian và thường không xác định được thời điểm thực sự cần phải bảo trì. Do đó, điều quan trọng là phải có cảm biến pH mạnh mẽ với khả năng chẩn đoán được thời điểm thực sự cần hiệu chuẩn lại, vệ sinh và thay thế cảm biến. 

Công nghệ Quản lý Cảm biến Thông minh (ISM) của METTLER TOLEDO là một nền tảng phân tích quá trình, trong đó có kết hợp những ưu điểm của các phép đo phân tích in-line với công nghệ kỹ thuật số hiện đại. Công nghệ này bao gồm các công cụ chẩn đoán tiên tiến giúp người vận hành nhận thức được rõ ràng thời điểm và các hạng mục bảo trì nào cần tiến hành.

Trang trắng này giải thích vai trò của ISM trong việc cải thiện năng suất và an toàn vận hành trong quá trình sản xuất API, đồng thời tóm tắt cách thay thế, hiệu chuẩn lại hoặc vệ sinh cảm biến mà không làm gián đoạn quá trình sản xuất.
 

Gọi để được báo giá

Cũng như nhiều quá trình sản xuất hóa chất, quá trình sản xuất API thường được tiến hành trong các điều kiện khắc nghiệt. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất và tuổi thọ của các cảm biến, dẫn đến tính đồng nhất và hiệu suất không ổn định theo từng lô sản xuất. Công nghệ ISM có thể có nhiều lợi ích khác nhau đối với quá trình sản xuất, bao gồm cải thiện độ tin cậy của quá trình, giảm rủi ro cho người vận hành cũng như giảm bớt chi phí vận hành tổng thể hàng năm.

Cảm biến ISM có thể được sử dụng trong suốt quá trình R&D (nghiên cứu và phát triển), xây dựng quá trình và sản xuất với công suất tối đa. Khả năng đồng bộ hóa của các cảm biến pH không chỉ giúp giảm chi phí phân tích cho một nhà máy, mà còn loại bỏ nhiều vấn đề sai lệch với thông số kỹ thuật quy định phát sinh do sử dụng các cảm biến trục trặc. Ngoài ra, khi được triển khai để quản lý công tác bảo trì cảm biến, hệ thống tự động hóa cũng sẽ cải thiện sự an toàn của người vận hành bằng cách hạn chế tiếp xúc của con người tại các điểm đo.