Thiết Bị Đo Độ Đục online | Máy Phân Tích Độ Đục | Tư vấn, báo giá
Tiếng Việt

Thiết bị đo độ đục & cảm biến

Các giải pháp đo độ đục hiệu suất cao được thiết kế để đo mật độ hạt lơ lửng trong nhiều quy trình.

Thiết bị đo độ đục của METTLER TOLEDO được thiết kế để đo độ đục nội tuyến trong các quy trình sản xuất công nghiệp. Đây là các máy phân tích độ đục, thực hiện đo độ đục liên tục để giúp kiểm soát quá trình trong sự kết tinh, tách pha, tăng trưởng sinh khối (Cell của máy đo tỉ trọng), lọc bia và các ứng dụng quan trọng khác. Một số thiết bị đo đo độ đục còn có thể được sử dụng để đo màu.

Gọi để được báo giá
Thiết bị đo độ đục & cảm biến
Đội ngũ kỹ thuật


Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho lần thanh tra tiếp theo bằng dịch vụ của METTLER TOLEDO

Sự chính xác, tuân thủ, hiệu suất cao đóng vai trò rất quan trọng để đạt được chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Chúng tôi hỗ trợ và bảo dưỡng thiết bị đo lường của bạn trong toàn bộ vòng đời của thiết bị, từ khâu cài đặt, cấu hình đến khâu bảo dưỡng, hiệu chuẩn dự phòng, và sửa chữa thiết bị. Đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên nghiệp của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ để các thiết bị đo lường của bạn luôn hoạt động hiệu quả nhất.

Hãy để METTLER TOLEDO trở thành cố vấn tin cậy của bạn với những dịch vụ bảo dưỡng thích hợp nhằm tối đa hóa độ chính xác, sự tuân thủ và hiệu suất quy trình của bạn.

Dịch vụ dành cho:

 

Tải tài liệu về dịch vụ của Mettler Toledo

 

Cài đặt và thiết lập cấu hình

Bạn cần các bộ cảm biến và các thiết bị phân tích mới của mình được cấu hình phù hợp với ứng dụng cụ thể nhằm mang lại hiệu suất, độ tin cậy ngay từ đầu.

Chuyên gia của METTLER TOLEDO sẽ cài đặt và cấu hình cho thiết bị đo lường của bạn, đảm bảo khởi động hiệu quả và tuổi thọ lâu dài.

 

Chúng tôi cung cấp (khi áp dụng đối với thiết bị):

  • Đánh giá điểm lắp đặt
  • Cài đặt và thiết lập cấu hình
  • Hiệu chuẩn
  • Cài đặt ban đầu đối với thuốc thử
  • Định hướng vận hành
     

Thiết bị đo độ đục & cảm biến
Cài đặt và thiết lập cấu hình
Thiết bị đo độ đục & cảm biến
Bảo dưỡng dự phòng

Bảo dưỡng dự phòng

Bảo dưỡng đúng cách các thiết bị đo lường sẽ giúp đảm bảo được độ chính xác và thời gian vận hành hiệu quả.

Dịch vụ bảo dưỡng dự phòng giúp tăng tuổi thọ thiết bị, đảm bảo hiệu suất và giá trị đầu tư cao nhất.

 

Chúng tôi cung cấp (khi áp dụng đối với thiết bị):

  • Kiểm tra bằng mắt
  • Bảo dưỡng / hiệu chuẩn hoặc thay thế các điện cực
  • Thay thế các bộ phận có thể hao mòn
  • Nạp thêm dung dịch/thuốc thử
  • Hiệu chuẩn
  • Thẩm định độ chính xác

Hiệu chuẩn

Việc duy trì đo lường chính xác trong quy trình, tuân thủ các quy định của ngành và các tiêu chuẩn chất lượng quan trọng trở nên dễ dàng hơn với dịch vụ hiệu chuẩn của METTLER TOLEDO.

Chúng tôi hiệu chuẩn các cảm biến theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đã được công nhận, chỉ điều chỉnh khi cần thiết, nhằm đảm bảo hiệu suất cảm biến nằm trong phạm vi dung sai quy định.

 

Chúng tôi cung cấp (khi áp dụng đối với thiết bị):

  • Hiệu chuẩn Hệ thống Độ dẫn điện
  • Hiệu chuẩn Cảm biến đáp ứng các yêu cầu về độ dẫn điện của nước theo USB <645>
  • Hiệu chuẩn TOC, độ dẫn điện, nhiệt độ và tốc độ dòng chảy
  • Phân cực / Hiệu chuẩn

 

Thiết bị đo độ đục &amp; cảm biến
Hiệu chuẩn
Nhanh chóng
Hỗ trợ và sửa chữa
Hiệu suất
Bảo dưỡng và Tối ưu hóa
Tuân thủ
Hiệu chỉnh và Chất lượng
Chuyên gia
Đào tạo và Tư vấn

FAQs

Độ đục là gì?

Độ đục là đặc tính quang học liên quan đến độ trong của chất lỏng. Mức độ đục có thể được đo bằng thiết bị đo đo độ đục. Độ đục của nước được quyết định bằng các hạt lơ lửng hay chất keo làm tán xạ hoặc cản trở đường truyền ánh sáng: mật độ các hạt lơ lửng/chất keo càng cao thì độ đục càng cao. Các hạt đó thường quá nhỏ để nhìn thấy bằng mắt thường; do vậy, cần phải thực hiện đo độ đục bằng thiết bị đo đo độ đục hoặc máy phân tích độ đục. Cách tốt nhất để kiểm soát các quy trình yêu cầu theo dõi độ đục chặt chẽ là dùng thiết bị đo đo độ đục liên tục. máy đo độ đục trực tiếp giúp đo độ đục liên tục và có thể được sử dụng để kiểm soát quy trình. Ví dụ về các loại chất lỏng đục thường ngày là:

  • Sữa - chứa các giọt protein/dầu nhũ hóa trong nước
  • Nước thải - chứa các hạt lơ lửng
  • Bia lúa mì - chứa các tế bào nấm men

Thiết bị đo độ đục là gì?

Thiết bị đo đo độ đục, hay còn gọi là máy phân tích độ đục, là một hệ thống đo nồng độ hạt lơ lửng trong một quy trình. Thiết bị đo đo độ đục thường bao gồm 3 phần chính: một cảm biến độ đục, một màn hình hiển thị độ đục và một kết nối trong quy trình. 

Yếu tố ảnh hưởng tới số đo độ đục

đo độ đục, do máy phân tích độ đục đưa ra, giúp xác định mức độ các hạt lơ lửng trong môi trường lỏng với ánh sáng tán xạ. Sự tán xạ sẽ chịu ảnh hưởng của:

  • Mật độ hạt Mật độ hạt càng cao thì ánh sáng tán xạ càng cao, do đó đo được chỉ số thiết bị đo đo độ đục cao hơn.
  • Hình dạng và kích thước hạt: Các hạt có kích thước nhỏ hơn 1/10 bước sóng ánh sáng khả kiến, ánh sáng tán xạ đối xứng. Các hạt có kích thước lớn hơn (điển hình có đường kính lớn hơn bước sóng ánh sáng khả kiến) tán xạ ánh sáng dưới hình thức không đối xứng. Do vậy, để đo độ đục, cần chú ý tới góc tán xạ.
  • Bước sóng ánh sáng: Như đã đề cập ở trên, cường độ của ánh sáng tán xạ phụ thuộc vào kích thước hạt. Ngoài ra, màu sắc có trong chất lỏng có thể làm giảm ánh sáng được đo tại dụng cụ đo. Do vậy, cần xem xét sử dụng bước sóng ánh sáng phù hợp để đo độ đục.

Do ba điều trên, chỉ có thể sử dụng độ đục làm tính chất đặc trưng của mẫu nếu phương pháp đo được chuẩn hóa. Ví dụ, trong các ứng dụng sản xuất bia, chất lỏng cần đo có màu vàng nhạt và chứa các hạt nấm men. Do đó, để kiểm tra lỗ thủng bộ lọc, lượng ánh sáng tán xạ thẳng và tán xạ bên được đo ở góc 25° và 90° so với nguồn sáng để đảm bảo chất lượng. Nguồn ánh sáng đỏ (650 nm) và xanh lam (460 nm) cũng được quy định trong hướng dẫn giám sát độ đục và màu sắc.