Cảm biến đo độ dẫn điện là gì? Cảm biến đo độ dẫn điện đo lường khả năng dẫn dòng điện của một dung dịch. Đó là sự hiện diện của các ion trong một ...
Cảm biến đo độ dẫn điện là gì?
Cảm biến đo độ dẫn điện đo lường khả năng dẫn dòng điện của một dung dịch. Đó là sự hiện diện của các ion trong một dung dịch cho phép dung dịch đó có khả năng dẫn điện: mật độ ion càng cao thì khả năng dẫn điện càng lớn.
Làm thế nào để hiệu chuẩn cảm biến đo độ dẫn điện?
Cảm biến đo độ dẫn điện có thể được hiệu chuẩn dựa vào một dung dịch đã độ dẫn điện (gần giống như hiệu chuẩn cảm biến pH dựa vào một dung dịch đã biết giá trị pH). Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thiết bị chứa nhiều điện trở chính xác có các đơn vị đo độ dẫn diện cụ thể tương tự.
Có mấy loại cảm biến đo độ dẫn điện?
Có hai loại cảm biến đo độ dẫn điện: tiếp xúc và cảm ứng. Với cảm biến tiếp xúc, các điện cực đo độ dẫn điện tiếp xúc trực tiếp với dung dịch. Điện áp xoay chiều được sử dụng cho các điện cực. Điều này cho phép các ion trong dung dịch di chuyển qua lại giữa các điện cực, tạo ra một dòng điện được đo và chuyển đổi thành phép đo độ dẫn điện. Loại cảm biến này rất hiệu quả để đo các dung dịch có tính dẫn điện kém vốn có rất ít hạt rắn có thể tập trung xung quanh điện cực và can thiệp vào việc đo lường, chẳng hạn như nước tinh khiết. Đối với các dung dịch có độ dẫn điện cao hoặc nếu dung dịch sẽ ăn mòn điện cực hay chứa một lượng lớn các hạt rắn thì phải cần đến cảm biến cảm ứng. Cảm biến này sử dụng hai cuộn dây bọc trong thân nhựa. Dòng điện chạy qua một cuộn dây sẽ tạo ra dòng điện chạy qua cuộn dây còn lại. Cường độ dòng điện gây ra phụ thuộc vào độ dẫn điện của dung dịch.
Đơn vị đo độ dẫn điện?
Độ dẫn điện được đo bằng đơn vị siemens trên cm (S/cm). Độ dẫn điện 1 S/cm trong thực tế khá cao nên hầu hết các phép đo độ dẫn điện liên quan đến các dung dịch đo độ dẫn điện được tính bằng đơn vị mS/cm (phần nghìn S/cm) hoặc bằng đơn vị μS/cm (phần triệu S/cm). Nước uống thường nằm trong khoảng 50 đến 1500 μS/cm.